Bộ sưu tập những tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Sài Gòn thập niên 1960 (Album 02) _ Chuyện cũ

   

Sau khi thực hiện Album 1 “Bộ sưu tập những tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Sài Gòn thập niên 1960” thì nhận được rất nhiều sự ủng hộ của quý độc giả.

Vậy nên chúng tôi xin gửi đến quý bạn và các vị thưởng thức tiếp Album 2 nhé!

*Dưới mỗi hình ảnh đều có chú thích địa điểm và thời điểm chụp

 

Khách sạn Continental năm 1962

Khách sạn Continental năm 1963

Đường Minh Mạng (nay là Ngô Gia Tự)

Đường Minh Mạng (nay là Ngô Gia Tự)

 

Nguyễn Huệ và Lê Lợi nhìn từ công trường Lam Sơn (đến năm 1964 thì thư viện này đã dời qua đường Lê Quý Đôn)

Công viên Vạn Xuân năm 1964, góc Pasteur - Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần). Ngày nay là sân thi đấu thể thao của sân vận động Phan Đình Phùng

Toà nhà Quốc Hội năm 1964, thời điểm mang tên là Nhà Văn Hoá. Sau đó đổi thành tên Hạ Nghị Viện - Ảnh chụp của Fred Mucciardi

Khách sạn Continental năm 1964, góc Tự Do - Lê Lợi - Ảnh của Fred Mucciardi

Chợ hoa Nguyễn Huệ tết năm 1965, ngay trước toà hoà giải (nay là cao ốc Sunwah) - Ảnh của Fred Mucciardi

Đại lộ Thống Nhứt năm 1965 nhìn ra hướng nhà thờ

Sài Gòn năm 1965 (một căn villa với hàng rào kín hoa tigon và quảng cáo của hãng xăng dầu Shell)

Đại lộ Lê Lợi năm 1965 - Hình của John Hentz

Sài Gòn năm 1965 - Nhà hàng & Phòng trà Hoà Bình trước ga xe lửa Sài Gòn (cũ) - Hình của Bud Gross Jr

Một hình khác của Nhà Hàng Hoà Bình năm 1965. Nhà hàng này đã bị tháo dỡ vào cuối thập niên 1960

Đằng sau nhà thờ năm 1965

Nhà BOQ (Bachelor Officer Quarters) ở đường Hai Bà Trưng năm 1965+

Nhà Hạ Nghị Viện năm 1965, khi mang tên Nhà Văn Hoá (phía trước là một người cảnh sát quốc gia)

Rạp Nguyễn Văn Hảo năm 1965 đường Trần Hưng Đạo (ở gần góc đường Trần Hưng Đạo với Đề Thám)

Đại lộ Trần Hưng Đạo năm 1965 (phía trước là ngã tư Trần Hưng Đạo - Đề Thám với nhà thờ Tin Lành ở bên trái hình, dãy nhà bên phải là rạp Nguyễn Văn Hảo)

Toà Đô Chánh - Đại Lộ Nguyễn Huệ 1965

Đầu đường Cao Thắng năm 1965

 Công trường Mê Linh năm 1965 - Ảnh của Bruce Baumler

Góc Phan Bội Châu - Lê Lợi năm 1965 (bên hông chợ Bến Thành)

Chợ Bến Thành 1965

Sài Gòn 1966

Tòa Đô Chánh (công viên Đống Đa năm 1966)

Đường Công Lý năm 1967 trước Dinh Độc Lập

Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1967 - Tòa nhà IMEXCO, trước 1975 là Kỹ Thương Ngân Hàng. Hàng xe màu đỏ là xe Volvo

Nhà thờ Đức Bà năm 1968

Toà Đô Chánh năm 1969

Đường phố Sài Gòn thập niên 1960

Cảnh sát Công Lộ Sài Gòn thập niên 1960

Sài Gòn năm 1961 - Đường dọc sông Sài Gòn (nay là Tôn Đức Thắng)

Nhà Quốc Hội năm 1962. Sau năm 1964 đổi lại thành Hạ Nghị Viện

Cổng thành Cộng Hoà lỗ chỗ dấu đạn của phe đảo chánh năm 1963. Hai toà nhà hai bên đường Đinh Tiên Hoàng (góc Thống Nhứt) vẫn còn lại cho đến ngày nay, là dấu tích của một cổng thành được xây dựng từ gần 150 năm trước.

Đại lộ Lê Lợi năm 1964

Eden năm 1964

Góc Tự Do - Lê Lợi năm 1965

Thương xá TAX 1965
Nữ sinh trường Lê Văn Duyệt năm 1965, góc cổng thành Gia Định ở Lê Văn Duyệt - Chi Lăng (nay là Đinh Tiên Hoàng - Phan Đăng Lưu) 

Thương xá TAX năm 1965

Chợ trời Huỳnh Thúc Kháng năm 1965 - Hình của Gary Matthews

Chợ trời Huỳnh Thúc Kháng năm 1965

Taxi con bọ

Nhà thờ Hạnh Thông Tây ở đường Quang Trung - Gò Vấp năm 1965

Đường Chi Lăng năm 1965 (nay là Phan Đăng Lưu)

Đường Công Lý năm 1965, đoạn gần tới ngã tư Công Lý - Trần Quý Cáp (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Văn Tần)

Đại lộ Thống Nhứt nhìn từ Dinh Độc Lập, về phía ngã 4 với đường Pasteur

Pháp trường cát những năm 1965-1966. Những năm này tình hình xã hội rối loạn, chính quyền miền Nam phải lập ra các toà án quân sự đặc biệt để xét xử nhiều vụ án nổi bật với những bản án nghiệm khắc

Ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Huệ năm 1966

Đại lộ Thống Nhứt năm 1966

Đại lộ Thống Nhứt năm 1967

Toàn cảnh trung tâm Sài Gòn góc ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Huệ năm 1967

Đường Lê Lợi phía trước chợ Bến Thành

Góc Tự Do - Lê Lợi năm 1968

Từ khách sạn REX nhìn xuống công trường Lam Sơn - Lê Lợi

Trước bưu điện trung tâm Sài Gòn năm 1965

Nhà thờ Đức Bà năm 1965

Ngã tư đường 1/11 với đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ). Đường đi thẳng là đường Nguyễn Văn Trỗi ngày nay, đâm thẳng về phía trung tâm. Đường dưới bên trái là Phan Đình Giót ngày nay. Đường dưới bên phải là đường xuyên giữa công viênNguồn ảnh: manhhai (flickr.com)