Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa ca khúc "Hoa Cài Mái Tóc" (Văn Giảng) - Khát vọng hoà bình dâng trào mãnh liệt vào năm 1972 _ NXCC

   

Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắt

Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình

Những lời ca vô cùng, vô cùng quen thuộc này chính là những lời ca của bài hát Hoa Cài Mái Tóc, một sáng tác rất nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Văn Giảng.

Bài hát này được ông được ký với bút danh là Thông Đạt và được sáng tác vào năm 1972, đó là lúc chiến sự của nước nhà đang diễn ra một cách rất căng thẳng, và đang dần dần có một bước ngoặt mới, khởi sắc mới khi hiệp định Paris được ký kết. Trong thời gian này, dường như khát vọng hòa bình càng được trào dâng lên mãnh liệt hơn trong lòng của tất cả mọi người. Hòa chung với không khí đó là những bài ca mang âm vang hy vọng chiến thắng, hy vọng hòa bình được ra đời. Và một trong số đó chính là Hoa Cài Mái Tóc. 

Vợ chồng nhạc sĩ Văn Giảng

 

Vào tháng giêng năm 1973, bài hát được phát lần đầu tiên trên đài phát thanh với giọng ca của ca sĩ Elvis Phương:

Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắt

Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình

Lệ nhạt nhòa đôi mắt long lanh

nghe tin con vẫn còn ngày xanh

Với giọng ca mang khí chất hào hùng, trên nền nhạc hoan ca rộn rã, sôi nổi ca sĩ Elvis Phương đã thể hiện rất rõ ràng tâm trạng vô cùng háo hức, khát khao mong chờ hòa bình của người mẹ Việt Nam. Trước hình ảnh “Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắt”, khi dường như đang “Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình” ấy, thật sự là một hình ảnh, một tượng đài không bao giờ có thể thay thế được trong âm nhạc Việt Nam (có thể đây chỉ là cảm nhận của riêng tôi, nhưng tôi thực sự rất tin vào điều đó).

Bao nhiêu năm trong đợi, bao nhiêu năm hy vọng, bao nhiêu năm tin tưởng, bao nhiêu năm gửi gắm của mẹ cuối cùng cũng đã đổi lấy được một điều vô cùng xứng đáng - hòa bình. Hạnh Phúc, có lẽ hai từ đó cũng không thể nào diễn tả hết được cảm xúc của mẹ lúc này - Tự hào, có lẽ chính là điều mà mẹ đang muốn thốt ra. và càng hạnh phúc hơn, vui mừng hơn khi “nghe tin con vẫn còn ngày xanh” - con của mẹ, những người đã ngày đêm chiến đấu, nguyện quên thân vì hòa bình, vì tự do của Tổ quốc yêu thương. Mẹ khóc, “lệ nhạt nhòa đôi mắt long lanh”, vì niềm vui, niềm hạnh phúc sắp đến đây sẽ không bao giờ có thể diễn tả hết được thành lời.

Một cành hoa em cài mái tóc

Anh đưa em qua quãng đường dài

Về thành đô anh may áo cưới

Ta thương nhau xây dựng ngày mai

Mời quý vị nghe lại ca khúc "Hoa Cài Mái Tóc" Trình bày: Elvis Phương

Bấm vào giữa hình trên để nghe "Hoa Cài Mái Tóc" Trình bày: Elvis Phương

 

Mời quý vị nghe lại ca khúc "Hoa Cài Mái Tóc" Trình bày: Trúc Mai

Bấm vào giữa hình trên để nghe "Hoa Cài Mái Tóc" Trình bày: Trúc Mai

Ngày hòa bình ấy sẽ đến, sớm thôi, ngày ấy ta sẽ lại được nhìn thấy những hình ảnh tươi đẹp, những tình yêu tươi đẹp. Người sẽ trở về từ nơi chiến trường xa xôi cùng với một cành hoa cài lên mái tóc “em”, người đã âm thầm ngày đêm đợi chờ anh. Ngày đó, những đau thương của chiến tranh sẽ chỉ còn là quá khứ, anh sẽ về để “đưa em qua quãng đường dài”, sẽ “về thành đô anh may áo cưới” và sẽ cùng với “em” “xây dựng ngày mai”. Những điều đó sẽ đến, đến sớm thôi và sẽ không còn chỉ là mộng tưởng trong tâm trí của tất cả mọi người nữa.

Ngày đó, trên mọi miền của đất nước sẽ chỉ còn lại tình yêu, niềm vui và niềm hạnh phúc mà thôi - ngày đó “Ta yêu người, ta yêu đời, ta yêu mình, tình mình đừng phai”. Nên ta mong ước, ta hy vọng ngày hạnh phúc ấy, ngày mà ta trở về “em” sẽ “đừng qua vùng cỏ hoang”, cũng “đừng, đến những nơi chim xanh hoan ca” - mà vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên tấm lòng, vẹn nguyên con người trong niềm hạnh phúc mà đón chào ta trở về… Được như thế thì niềm vui này sẽ càng vui hơn, niềm hạnh phúc này sẽ càng được nhân lên gấp bội phần.

Ta yêu người, ta yêu đời, ta yêu mình, tình mình đừng phai

Xin em đừng qua vùng cỏ hoang

Xin em đừng, đến những nơi chim xanh hoan ca

 

Cuộc tình nào không vào đam mê

Anh xin em giữ trọn lời thề

Tình mình nghèo người đời khen chê

Ta thương nhau giữ trọn tình quê

Cuộc tình của ta cuối cùng cũng sẽ có một kết cục huy hoàng, sẽ được tiếp tục bước “vào đam mê”, điều đó ta tin, tin vô cùng là sẽ thành sự thật. Và giờ đây, sự thật ấy “em” có nghe không? Sự thật ấy đang từng ngày, từng ngày bước đến rất gần, rất gần. Và anh cũng chỉ mong muốn, chỉ xin “em” một điều mà thôi, “xin em giữ trọn lời thề” để đến ngày anh trở về, để đến ngày hai ta cùng đắp xây niềm hạnh phúc chưa tròn những ngày qua. Ngày đó, dù rằng “tình mình nghèo người đời khen chê" nhưng ta sẽ cùng với nhau đồng lòng, cùng “thương nhau giữ trọn tình quê".

Niềm hy vọng ấy, niềm tin ấy cuối cùng đã đổi lấy được một hòa bình trọn vẹn về trên quê hương đất nước, như là Hoa Cài Mái Tóc của nhạc sĩ Văn Giảng đã miêu tả. Những công lao vất vả, gian nan, khó khăn của tất cả mọi người đã được đền đáp xứng đáng bằng niềm vui, hạnh phúc của sự đoàn viên, của tình yêu khi hòa bình lặp lại trên đất nước… Ôi niềm vui ấy, niềm hạnh phúc ấy, đến bao giờ mới có thể nói hết, diễn tả hết đây? Có lẽ là không bao giờ, nên cho đến tận bây giờ, niềm hân hoan trong Hoa Cài Mái Tóc vẫn ngày ngày, giờ giờ được vang lên không ngừng nghỉ. Và sẽ vang mãi, vang mãi về sau, về sau nữa…