Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa ca khúc "Anh Không Chếᴛ Đâu Em" - nhạc sĩ Trần Thiện Thanh lấy cảm hứng từ câu chuyện của người lính anh hùng Nguyễn Văn Đương _ NXCC

   

"Anh Không Chết Đâu Em (Anh)" - là một ca khúc cảm động của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Bài hát được ông lấy cảm hứng từ câu chuyện của một người lính anh hùng có tên là Nguyễn Văn Đương:

Anh Đương là Đại úy Pháo đội trưởng Pháo đội 3 thuộc Tiểu đoàn 3 Pháo binh dù. Vào năm 1971, anh quyết không đầu hàng quân địch, khi căn cứ bị tràn ngập anh ôm khẩu pháo nã trực xạ lần cuối vào những chiếc xe tăng T54 của chúng và tự kết liễu đời mình ngay sau đó. Nơi anh tử trận là căn cứ đồi 31 mặt trận Hạ Lào, trong chiến dịch hành quân Lam Sơn 719. Chính vì hình ảnh anh dũng của anh đã khiến cho nhạc sĩ Trần Thiện Thanh vô cùng xúc động để sau đó cho ra đời ca khúc mang tên "Anh Không Chết Đâu Em".

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (Ca sĩ Nhật Trường)

Đại uý Nguyễn Văn Đương

Và nếu bạn còn nhớ, thì người anh hùng tên Đương đó chính là người được ông đưa vào kịch bản phim của chính mình - và cũng do ông đảm nhận vai chính- mang tên Trên Đỉnh Mùa Đông. Và ông cũng đã sáng tác một bài hát cùng tên với tựa đề bộ phim đó nói về câu chuyện tình của hai nhân vật chính cũng rất là nổi tiếng về sau.

Bài hát được nhạc sĩ viết lại như là một người chứng kiến, đau đớn nhìn cả người ra đi và người ở lại.

Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi

Mời quý vị nghe lại ca khúc "Anh Không Chết Đâu Em" & "Trên Đỉnh Mùa Đông" Trình bày: Nhật Trường (Trần Thiện Thanh) - Thanh Lan

Bấm vào để nghe ca khúc "Anh Không Chết Đâu Em" & "Trên Đỉnh Mùa Đông" Trình bày: Nhật Trường (Trần Thiện Thanh) - Thanh Lan

       Từng lời ca như là lời khẳng định hào hùng nhất của ý chí người anh hùng, và ý chí ấy sẽ luôn sống mãi trong tâm khảm của nhúng người ở lại. “Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương” hình ảnh người anh hùng ấy vẫn còn vẹn nguyên như chưa hề có chuyện gì xảy đến. Trên ngọn “đồi máu” ấy, bóng anh vẫn sừng sững trong màn đêm, và từng tiếng “kêu gào” của súng đạn, của pháo đếm như là tiếng nhạc “chiêu hồn đưa anh đi”. Vì anh đã mang đến cho những người ở lại một niềm tin mãnh liệt rằng anh không hề rời khỏi vị trí chiến đấu, mà đang ngày đêm tiếp thêm sức mạnh cho những người đồng đội vẫn đang tiếp tục hành trình tìm kiếm sự tự do.

Anh ra đi, nhưng “anh không chết đâu em” chỉ là anh đang trở về với “mẹ mong con” mà thôi. Không phải là anh vẫn đang sống đấy sao, sống “thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính”, sống “trong tim cô sinh viên hay buồn hường nhắc nhở những chiến công”. Có lẽ cô gái ấy là điều duy nhất khiến anh ra đi mà trong lòng còn vướng bận. Anh chắc phải đau lòng lắm khi biết cô sẽ khóc “ướt sân trường đại học” đó là câu chuyện chỉ riêng anh biết mà thôi. Là câu chuyện tình duy nhất trong lòng anh.

Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh

 

Ôi đất mát trên đồi xanh tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu
Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh

Tình yêu đó của anh nay đã “khóc ngất bên cỏ tranh”. Anh đi, cô chính là người chết theo anh cae tâm hồn. Nhưng cô cũng biết “cánh dù” đã “ôm gió” và “ôm kín đời anh”. Anh đã ra đi vì một tình yêu lớn, một tình yêu mà cả cô và anh đều dành hết niềm tin vào đó. Nhưng dù cô có thấu hiểu điều đó đến mức nào đi chăng nữa, thì cõi lòng cô giờ phút đó như là hàng ngàn, hàng vạn nhát dao đang cứa vào da thịt, cứa vào sâu thẳm tận con tim. Và trong bất giác cô than lên tiếng than như xé nát cõi lòng “Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh” - Hình ảnh của anh lúc đó như hiện ra rõ mồn một trước mắt cô, hiên ngang, anh dũng mà đau đớn vô cùng.

Không, anh không, anh không chết đâu em anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh 

Nhưng phải rồi “anh không chết đâu em anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua”. Sự bỏ cuộc của anh “chỉ là” sự chấm dứt một hơi thở, nhưng lại thắp lên hàng ngàn, hàng vạn những đốm lửa sáng trong tim của những người đang “còn thở” khác. Họ sẽ sống, sống với niềm tin, lý tưởng của họ và cộng thêm cả niềm tin và lý tưởng của anh để thực hiện những điều mà cả anh và họ cùng hướng tới - ngăn cản bước chân của quân thù. Điều duy nhất họ không làm được chính là ngăn được những “Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh” trên mắt của người “cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân” ấy.

Mời quý vị nghe lại ca khúc "Trên Đỉnh Mùa Đông" Trình bày: Nhật Trường - Thanh Lan

Bấm vào để nghe ca khúc "Trên Đỉnh Mùa Đông" Trình bày: Nhật Trường - Thanh Lan

Đúng rồi, làm sao mà có thể ngăn được nỗi nhớ của những người đã dành trọn trái tim cho nhau. Anh ra đi, nhưng làm sao cô có thể trách anh được đây? Không lẽ cô lại trách anh là một người anh hùng mà bỏ lại mình cô lẻ loi trong cuộc đời? Không, cô không trách, cô khóc vì cô tự hào về anh, và vì anh sẽ không bao giờ ra đi trong trái tim cô cả. Sự tồn tại của anh trong tim cô chính là nguồn sống, nguồn sức mạnh để cô nuôi dưỡng tình yêu ấy, dành cho một người được gọi bằng hai từ “anh hùng”. Mà tôi cũng chắc chắn rằng người anh hùng tên Đương đó không chỉ sống trong lòng của cô gái ấy, của những người đồng đội thân quen mà còn sống trong lòng của người nhạc sĩ đa tài Trần Thiện Thanh và cả chúng ta. Nhờ có người nhạc sĩ ấy, người anh hùng tên Đương đã sống mãi trong lòng “muôn người biết thương đời lính” và trong lòng những người yêu nhạc của ông.

Bài hát này còn được ông thể hiện lại với vai trò một người tự thuật vô cùng độc đáo và cảm động trong mảng phim kịch Trên Đỉnh Mùa Đông của mình. Ngoài ra thì ca sĩ Thanh Lan cũng là một người kể chuyện với cương vị của một “người ở lại” rất là thành công. Và có lẽ ngoài Nhật Trường (Trần Thiện Thanh) thì cô chính là người diễn tả thành công nhất những cảm xúc của Anh Không Chết Đâu Em (Anh)