Sự ra đời của “xe thổ mộ” và "bến tắm ngựa" cách đây 100 năm ở Sài Gòn _ NXCC

   

Cách đây hơn 100 năm trước Sài Gòn xưa nổi tiếng với phương tiện xe ngựa và trò chơi đua ngựa, vì thế một bến tắm ngựa nổi tiếng đã ra đời từ rất sớm để phục vụ cho thú chơi ngựa của những người Pháp và một số người dân Nam Kỳ cũng là nơi sầm uất nhất miền Nam về các loại dịch vụ này.

Sư Ra Đời Bến Tắm Ngựa


Bến Tắm ngựa cũng như nhiều xóm lao động chật chội khác của Sài Gòn muôn mặt, xuất thân của nó vốn là một xóm nghèo, đường vô xóm rẽ ngang xẻ dọc rắc rối hơn bàn cờ tướng, và số phận của nó cũng như những xóm lao động nghèo của Sài Gòn xưa, quá trình phát triển đã làm bến Tắm ngựa bị mai một, cuốn trôi khỏi ký ức người dân từ lúc nào. theo nhiều tài liệu ngày xưa, đường bộ ở vùng đất Nam kỳ chưa phát triển, việc đi lại, vận chuyển chủ yếu bằng ghe xuồng.

 

Năm 1792, chúa Nguyễn đắp đường Thiên Lý từ Gia Định về Cái Thia (Tiền Giang), lập các trạm mục, cấp ngựa cho trạm phu để thực hiện các công việc hỏa tốc vào mùa khô, nhưng mùa mưa họ vẫn sử dụng ghe thuyền để chuyển công văn giấy tờ, đến khi người Pháp chiếm đất Nam kỳ, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, mở mang giao thông đường bộ thì việc dùng ngựa dần dần phổ biến, nhưng chỉ trong giới thượng lưu và quan chức, còn người bình dân vẫn thích dùng xe trâu, xe bò. Sài Gòn thời Pháp thuộc, mỗi con hẻm, mỗi góc phố, hàng cây đều có hình ảnh những chiếc xe ngựa ngự trị, sau năm 1881, chính quyền Pháp bắt đầu khai thác giao thông thủy bộ, phương tiện dần dần được trang bị theo hướng cơ giới, như tàu chạy bằng máy hơi nước, xe lửa…,người Pháp đưa vào Sài Gòn những chiếc xe song mã sang trọng, loại xe này đóng theo mẫu xe ngựa Hồng Kông có kiểu dáng rất đẹp, sau đó có thêm xe dùng hai ngựa kéo, mui kín chuyên làm việc chuyển giấy tờ, bưu kiện.

 

Ký Ức Sài Gòn Xưa: Chiếc xe thổ mộ và cái móng rỉ sét. – Vietnamese  Vineyard Baptist Church Arizona | A Family Church

Xe kiếng cũng thuộc loại xe sang trọng cao cấp nhất, có hai ngựa kéo, bánh bọc cao su êm ái hơn, giá cả mắc nên chỉ có lớp trung lưu trở lên sử dụng, trong khi đó thì giới bình dân bấy giờ tự mày mò chế tạo riêng cho mình một loại xe ngựa mô phỏng theo kiểu xe song mã của người Pháp, gọi là xe thổ mộ. Loại phương tiện này rất được chuộng vì giá rẻ. Dù chỉ là phương tiện thô sơ nhưng người hành nghề xà ích phải biết luật đi đường và phải qua các cuộc thi sát hạch mới được đăng ký xe ngựa. Trên xe ngựa thời đó quy định phải có chuông, có đèn gắn hai bên đốt bằng khí đá, dân gian cho rằng phân ngựa rất độc, ai đạp phải sẽ bị phong đòn gánh, vì vậy dưới gầm xe phải có bao đựng phân ngựa để không làm ô uế đường đi, nhất là khi lưu thông trong nội thành. Đầu thế kỷ XX, xe ngựa ở các vùng Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Dầu Một… lượng đăng ký lên đến hàng ngàn chiếc.

 

Tiếng lóc cóc gõ vào ký ức

Từ đó những nghề liên quan đến ngựa và xe ngựa phát triển theo như: Nghề xén lông ngựa, đóng móng sắt, làm yên, đóng thùng xe, bánh xe… và nhiều địa phương có bến Tắm ngựa, như bến Tắm ngựa nằm hai bên bờ kinh Nhiêu Lộc ,thời đó, ở góc đường Hải Thượng Lãn Ông và Đỗ Ngọc Thanh có một kênh nhỏ (nay đã bị lấp) gọi là kinh bến Tắm ngựa vì nơi đây các ngựa xe thổ mộ làm chỗ nghỉ ngơi và tắm ngựa, theo quy định của chính quyền Pháp, người dân hoạt động các loại hình dịch vụ về ngựa ở bến Tắm ngựa của Sài Gòn thời đó phải đóng thuế suất được chia làm nhiều hạng mức, cụ thể người đóng xe ngựa và sửa xe ngựa phải đóng thuế sanh ý (tức môn bài) hạng 3 (60 đồng ở Sài Gòn, Chợ Lớn, 30 đồng ở các tỉnh).

 

Người làm yên ngựa và các vật dụng khác liên quan đến ngựa đóng thuế hạng 5 (15 đồng ở Sài Gòn, Chợ Lớn, 10 đồng đối với các tỉnh) hoặc thấp hơn là hạng 6, người buôn bán ngựa đóng thuế hạng 3, đóng móng ngựa đóng thuế hạng 5, 6… Riêng việc cho mướn xe ngựa loại song mã, không phân hạng môn bài mà chỉ đóng mỗi năm 5 đồng bạc, cao hơn xe tay gấp 5 lần và cao gấp đôi xe bò và xe thổ mộ. Ngoài ra, tại các làng còn được phép phụ thu với mức trần xe ngựa mỗi chiếc là 2 đồng/năm, ngựa mỗi con là 0,5 đồng

Đi Tìm Lại Kí Ức Đã Qua


Sài Gòn xưa có đoạn đường ngắn tên Mã Lộ nằm bên hông chợ Tân Định, kết nối với các khu chợ sầm uất thời đó như Bến Thành, Chợ Lớn, Cầu Muối… nên mỗi chợ đều có bến xe ngựa, vào khoảng năm 1893, một nhóm người Pháp lập hội đua ngựa đầu tiên gọi là “Hội đua ngựa Sài Gòn” và xây dựng một trường đua ở đồng Tập Trận (nay thuộc đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.10), cũng trong khoảng thời gian này, ở Gò Công, người Pháp cũng cho đắp một con đường vòng quanh ao lấy nước để đua ngựa, nên còn gọi là ao trường đua. Ở Mỹ Tho, họ làm hai con đường Vòng Lớn và Vòng Nhỏ (hiện nay còn địa danh chợ Vòng Nhỏ) cũng dùng vào việc đua ngựa. Song đây là những vòng đua tài tử, dành cho các sĩ quan Pháp từ Sài Gòn về tiêu khiển vào những chiều cuối tuần rảnh rỗi.

Năm 1932, một người Pháp mê đua ngựa đã bỏ tiền mua một khu đất rộng gần 35 ha để xây dựng trường đua mới (tức trường đua Phú Thọ). Trường đua xây dựng đến năm 1936 hoàn tất. Ngày khánh thành trường đua Phú Thọ, ban tổ chức có mở cuộc xổ số ngựa đua (Cash sweep) theo thể thức bắt thăm, ai bắt trúng số con ngựa đua về nhứt thì được thưởng độc đắc. Số tiền thưởng được tính theo tỷ lệ 25% số tiền bán thăm. Các cuộc đua ngựa theo đúng điều lệ là phải được tổ chức tại trường đua Phú Thọ. Vì thế, thời đó các ngày thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, người đến trường đua rất đông, cũng có nhiều người sạt nghiệp, nợ nần vì “cá ngựa”, sau năm 1954, trường đua được giao cho một người Việt là ông Bùi Duy Tiên quản lý, vào những năm 1960, Ban điều hành trường đua Phú Thọ còn tổ chức các lớp “nài lang” cho thanh thiếu niên, mỗi lớp tuyển khoảng 20 nài ngựa giỏi. Các lớp huấn luyện này do những “nài lão” giàu kinh nghiệm đứng ra truyền đạt một cách kỹ lưỡng về văn hóa luật lệ đua ngựa, kỹ thuật cỡi ngựa…

Trong lễ tốt nghiệp, các “nài” phải đến miếu trong trường đua để tuyên thệ thi hành đúng lương tâm nghề nghiệp khi đã leo lên lưng ngựa. Thời đó ngựa đua ở Trường đua Phú Thọ được chia làm 4 hạng: A, B, C và D. Mỗi hạng gồm ngựa 3, 4 tuổi và lớn hơn. Mỗi năm ngựa sẽ được đo và xếp hạng lại. Một con ngựa đua tốt phải đạt đúng tiêu chuẩn như lông mượt, cằm rộng, ngực nở, chân tay thẳng, móng đứng. Khi còn trường đua, người ta thống kê có khoảng 1.200 con ngựa tham gia đua.

Xe thổ mộ, phương tiện giao thông vang bóng Sài Gòn xưa

Tính cả ngựa giống, ngựa đẻ và ngựa con thì đàn ngựa đua ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận khi ấy vào khoảng 4.000 con, chính sự phát triển đỉnh cao về ngựa nên thời đó, các hoạt động liên quan đến đua ngựa, buôn bán ngựa, đào tạo ngựa và chăm sóc cho ngựa đều tập trung ở bến Tắm ngựa nên khu vực này rất nhộn nhịp.

Có lẽ vì vậy mà thời đó, một lượng lao động lớn đã tụ tập về đây để hoạt động, lập thành một xóm lao động ăn theo bến Tắm ngựa.

Xe thổ mộ ở Thuận An, Bình Dương

Trường đua Phú Thọ lúc đó là cái nôi đua ngựa của đất Sài Gòn, thời hoàng kim của nó được xem là Trường đua ngựa lớn nhất, nhì châu Á mà giới ăn chơi thượng lưu vùng Nam kỳ Lục tỉnh thường xuyên lui tới, tuy nhiên, trường đua Phú Thọ hoạt động đến năm 1975 thì ngưng, cũng từ đây quá khứ lẫy lừng của Trường đua Phú Thọ đã khép lại giờ chỉ còn trong ký ức và các hoạt động dịch vụ liên quan đến ngựa, hoạt động các bến Tắm ngựa dần đi vào ngõ cụt, có lẽ vì thế mà địa danh bến Tắm ngựa đã mất từ rất lâu.